Cây chùm ngây – dược liệu quý hiếm

Cây chùm ngây còn được gọi là “cây phép mầu”, “cây thần diệu”, hay “cây phép lạ”, bắt nguồn từ tê tiếng Anh là “Miracle tree”, cây vừa là nguồn dược liệu vừa là nguồn thực phẩm phong phú và quí hiếm lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin ..v nhiều hợp chất khác. Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y DượcTP.HCM), Chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn min cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồn cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khá là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nó được xem tài nguyên vô giá, chốn nạn thiếu dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cun cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều rất nhiều bệnh khác nhau.

1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứ đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật.

1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn tha rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát… Ở châu Phi, nó được dùng để chống su dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lầ
trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả prote cũng cao gấp 2 lần trong sữa.

Ngoài ra, lá còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acxit amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật c giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (m
28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 – thiamin (mg) 2,6 vitamin B2 – riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 – nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C – ascorbic acid (mg) 17, vitamin E – tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35% threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%.

1.2. Hoa chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà ho chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn hương vị như măng tây

1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 – 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chù ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đâu bụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho côn
nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là “Ben-oil tree”.

1.4. Các đoạn rễ non cũng được dùng làm rau.

2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khá nhau. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và ho
đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong y học cổ truyền sử dụng chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu….

2.1. Lá, hoa và rễ: được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u.

– Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần
chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứ
lượng sắt cao.

– Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấ
còn hạt dùng trị trướng bụng.

2.2. Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học Sa Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benz isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 – 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 – 200 / 100ml.

2.3. Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin.

2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy

2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các bá “Phytotherapy Rechearch” và “Hort Science” cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương.

2.6. Làm thuốc ngừa thai: trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa thai bằng cách khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150gam), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estroge nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mề
tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn t cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

2.7. Một số cách dùng chùm ngây trị bệnh theo hướng dẫn của lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,TP.HCM):

+ Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.

+ Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.

+ Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa soxalate: mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

+ Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

+ Chùm ngây còn được dùng để lọc nước – bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy h
giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô.

4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất,
dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh.

5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 – 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 – 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 – 2 cm, rộng 0,3, 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 – 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày, Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹ
to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh.

6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên kho học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiến. Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (man chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small.

7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malaba Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.

8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 – 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 – 28,5oC và pH 4,5

8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô.

9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 – 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 – 8. Cần bắt đầu cho quả sau 6 – 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu hoạch một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10.

10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphacelom morindae, Puccinia moringae, Oidium sp, Polyporus gilvus.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *